Nên học FIA hay ACCA? – #5 Tình Huống Bạn Cần Cân Nhắc

Chương trình FIA và ACCA đều là chương trình uy tín, được công nhận rộng rãi trên toàn cầu trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế. Tuy nhiên, nên học FIA hay ACCA không phải là câu hỏi dễ trả lời cho nhiều người. Cùng chúng tôi tìm kiếm lời giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây và 05 tình huống trong bài viết này sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn lựa chọn được chính xác chương trình học tập phù hợp cho mình.

1. Tổng quan về FIA và ACCA

1.1. ACCA là gì?

ACCA là Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc, tên tiếng Anh là The Association of Chartered Certified Accountants, đem tới nhiều chứng chỉ, văn bằng quốc tế uy tín trong ngành Kế – Kiểm – Tài chính – Thuế. Trong đó không thể không kể đến chứng chỉ cùng tên – chứng chỉ ACCA được công nhận rộng rãi trên 179 quốc gia vùng lãnh thổ với số lượng hội viên đông đảo lên tới hơn 227.000 người và số lượng học viên toàn cầu chạm mốc hơn 517.000 người.

nên học FIA hay ACCA

Lộ trình lấy chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ ACCA nổi tiếng với 15 môn học thuộc 3 cấp độ. Để có được chứng chỉ ACCA bạn sẽ cần đáp ứng yêu cầu đầu vào là sinh viên đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và hoàn thành 13/15 môn học, 3 năm kinh nghiệm liên quan và hoàn thành các bài thi đạo đức.

1.2. FIA là gì?

FIA – Foundations in Accountancy là chương trình nền tảng về kế toán gồm 10 môn học do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) phát triển, cung cấp linh hoạt các chứng chỉ, văn bằng danh giá phù hợp với nhu cầu của người học, đem tới lộ trình học tập đa dạng, thích hợp để tiến lên các cấp độ cao hơn. Thật vậy, FIA được xem là cầu nối để nhiều người có thể học lên chứng chỉ ACCA một cách dễ dàng.

nên học FIA hay ACCA

Lộ trình học tập chương trình FIA và cầu nối chuyển đổi FIA sang ACCA

2. So sánh FIA và ACCA

Tiêu chí FIA ACCA
Yêu cầu đầu vào Không yêu cầu đầu vào Sinh viên đại học hoặc tốt nghiệp đại học/cao đẳng
Các môn học 10 môn 15 môn
Các chứng chỉ có thể đạt được 1. Diploma in Financial and Management Accounting (Chứng chỉ sơ cấp về Kế Toán Tài Chính và Kế Toán Quản Trị) khi thi đỗ 2 môn như: FA1 – Recording Financial Transactions (Ghi nhận các nghiệp vụ tài chính) MA1 – Management Information (Thông tin dành cho quản lý).

2. Diploma in Financial and Management Accounting (Chứng chỉ trung cấp về Kế Toán Tài chính và Kế Toán Quản Trị) khi thi đỗ 2 môn như: FA2 – Maintaining Financial Records (Duy trì sổ sách kế toán) MA2 – Managing Costs and Finance (Quản lý chi phí & tài chính).

3. Diploma in Accounting and Business (Chứng chỉ Diploma về Kế Toán và Kinh Doanh) khi thi đỗ 3 môn như: FBT – Business and Technology (Kinh doanh và công nghệ), FMA – Management Accounting (Kế toán quản trị) và FFA – Financial Accounting (Kế toán tài chính), tương đương nội dung 3 môn cấp độ Kiến thức ứng dụng của ACCA gồm: BT/AB/F1 ACCA, MA/F2 ACCA, FA/F3 ACCA. Từ đó, học viên có thể học lên chương trình ACCA và bắt đầu ở cấp độ Kỹ năng ứng dụng (tức các môn F cao).

4. Chứng chỉ CAT (Certified Accounting Technician): Sau khi hoàn thành thêm 2 trong 3 môn FAU – Foundations in Audit (Nền tảng kiểm toán), FTX – Foundations in Tax (Nền tảng thuế), FFM – Foundations in Financial Management (Nền tảng quản trị tài chính).

1. Diploma in Accounting and Business (Chứng chỉ Diploma về Kế Toán và Kinh Doanh) khi thi đỗ 3 môn cấp độ Kiến thức ứng dụng như: BT/AB/F1 ACCA – Business anh Technology (Kinh doanh và công nghệ) , MA/F2 ACCA – Management Accounting (Kế toán quản trị), FA/F3 ACCA – Financial Accounting (Kế toán tài chính).

2. Advanced Diploma in Accounting and Business (Chứng chỉ nâng cao về kế toán và kinh doanh) khi thi đỗ 9 môn học thuộc cả 2 cấp độ Kiến thức ứng dụng và Kỹ năng ứng dụng gồm: BT/AB/F1 ACCA, MA/F2 ACCA, FA/F3 ACCA, LW/F4 – Corporate & Business Law Global (Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp thế giới), PM/F5 – Performance Management (Quản trị hiệu quả hoạt động), TX/F6 – Taxation (Thuế), FR/F7 –   Financial Reporting (Lập báo cáo tài chính), AA/F8 – Audit & Assurance (Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo), FM/F9 –  Financial Management  (Quản trị tài chính).

3. ACCA Qualification (Chứng chỉ kế toán và kiểm toán quốc tế ACCA khi hoàn thành 9 môn cấp độ Kiến thức ứng dụng Kỹ năng ứng dụng (từ BT/AB/F1 – FM/F9) và 2 môn bắt buộc SBL, SBR, và 2 trong 4 môn tự chọn cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp.

4. Strategic Professional Certificate (Chứng chỉ Chiến lược Chuyên nghiệp) khi hoàn thành 2 bài thi bắt buộc SBL, SBR và 2 trong 4 bài thi tự chọn cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp.

Ngoài ra còn có bằng cấp danh giá khác như: Bằng Cử nhân Kế toán ứng dụng của Đại học Oxford Brookes Bằng Thạc sĩ khoa học Kế toán chuyên nghiệp của Đại học London.

Cơ hội nghề nghiệp 1. Thư ký kế toán, người lưu trữ và quản lý sổ sách ở doanh nghiệp nhỏ hoặc khu vực công;

2. Kế toán hành chính sự nghiệp;

3. Các vai trò khác về kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán chi phí tại các doanh nghiệp lớn;

4. Kế toán ghi sổ cơ bản;

5. Thư ký kế toán trong khu vực công;

6. Kế toán viên tập sự tại tổ chức thương mại hoặc cơ quan thực tập kế toán.

1. Kế toán;

2. Thư ký kế toán;

3. Kiểm toán;

4. Kế toán quản trị;

5. Tư vấn thuế;

6. Quản trị tài chính;

7. Kế toán trưởng;

8. Lập kế hoạch tài chính;

9. Ngân hàng;

10. Phân tích đầu tư;

11. Quản trị doanh nghiệp;

12. Các cấp quản lý như trưởng phòng, phó phòng, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành,…

Chính sách miễn môn Đạt bằng cấp từ tổ chức được công nhận sẽ được miễn môn, tùy thuộc vào xét duyệt hồ sơ của ACCA. Tuy nhiên, để lấy được chứng chỉ, học viên cần phải thi đỗ ít nhất 1 môn thi.

Đạt chứng chỉ Diploma in Accounting and Business (Chứng chỉ Diploma về Kế Toán và Kinh Doanh) khi hoàn thành 3 môn FBT, FMA, FFA sẽ được miễn cấp độ Kiến thức ứng dụng của ACCA, học thẳng lên cấp độ Kỹ năng ứng dụng.

Được miễn tối đa 9 môn học thuộc 2 cấp độ Kiến thức ứng dụng và Kỹ năng ứng dụng, phụ thuộc vào hồ sơ xét duyệt của ACCA. Một số trường hợp miễn quen thuộc:

1. Sinh viên chuyên ngành kiểm toán được miễn 4 môn BT/AB/F1 – LW/F4;

2. Sinh viên chuyên ngành Tài chính, văn bằng 2 Tài chính, Kế toán, Kiểm toán được miễn 3 môn BT/AB/F1 – FA/F3;

3. Tốt nghiệp chương trình quốc tế liên kết ACCA hoặc sở hữu chứng chỉ CPA Úc, Canada, Mỹ được miễn 9 môn BT/AB/F1 – FM/F9;

4. Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng ACCA được miễn 

5 môn BT/AB/F1 – LW/F4 và TX/F6;

5. Sở hữu bằng CPA Việt Nam được miễn 6 môn BT/AB/F1 – LW/F4, TX/F6, AA/F8.

Hình thức thi Thi hình thức CBE linh hoạt tại các trung tâm CBE  Hình thức thi đa dạng bao gồm cả thi CBE linh hoạt, thi trên giấy, thi trên máy tính tại địa điểm thi.
Tỷ lệ đỗ 63 – 90% cho FA1, FA2, MA1, MA2, FBT, FMA, FFA.

40 – 69% cho FAU, FTX, FFM.

69 – 86% cho BT, MA, FA.

39 – 51% cho LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, FM/F9.

32 – 49% cho SBL, SBR, 4 môn tự chọn.

Thời gian đạt được 1,5 – 2,5 năm 2 – 3 năm

 

3. Nên học FIA hay ACCA? – 5 tình huống cần cân nhắc

Như vậy nên học FIA hay ACCA, đâu là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Tình huống 1: Bạn là sinh viên Đại học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, đáp ứng yêu cầu đầu vào của ACCA

Nếu ở trường hợp này, bạn đã đủ điều kiện để bắt đầu chứng chỉ ACCA ngay lập tức. Và nếu thuộc vào các trường hợp được miễn ACCA phổ biến ở trên, bạn có thể rút ngắn được chặng đường chinh phục ACCA một cách đáng kể.

nên học FIA hay ACCA

Hãy bắt đầu học chứng chỉ ACCA ngay nếu bạn đủ điều kiện đầu vào

Trong trường hợp bạn chưa chắc chắn vào kiến thức chuyên ngành của bản thân, bạn nên học các môn BT/AB/F1, MA/F2, FA/F3 để lấy kiến thức nền tảng để học tiếp các môn cao hơn.

Đối với sinh viên năm 1 chưa học kiến thức chuyên ngành, học chương trình FIA rồi chuyển tiếp lên cấp độ Kỹ năng ứng dụng của ACCA là một lựa chọn không tồi cho bạn.

Tình huống 2: Bạn muốn thăng tiến và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành Kế – Kiểm – Tài chính – Ngân hàng – Thuế

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia sử dụng ACCA là tiêu chuẩn tuyển dụng và ưu tiên các ứng viên có ACCA, ví dụ như BIG4, Mazars, Crowe,… Nổi bật nhất là chương trình ACCA Fast Track – Ưu tiên tuyển dụng học viên ACCA đem tới:

  • Cơ hội miễn vòng CV vào thẳng vòng kiểm tra năng lực;
  • Cơ hội miễn vòng CV, vòng kiểm tra năng lực, vào thẳng vòng phỏng vấn nhân sự/phỏng vấn nhóm;
  • Cơ hội miễn vòng CV, vòng kiểm tra năng lực, vòng phỏng vấn nhân sự/phỏng vấn nhóm và vào thẳng vòng phỏng vấn cá nhân cuối cùng.

nên học FIA hay ACCA

Nhiều tên tuổi lớn trong ngành tham gia chương trình ACCA Fast Track

ACCA Fast Track áp dụng với các ứng viên đã hoàn thành từ 1 – 9 môn ACCA thuộc 2 cấp độ Kiến thức ứng dụng và Kỹ năng ứng dụng. Trong khi đó, hiện tại chưa có chương trình tượng tự đối với ứng viên hoàn thiện chương trình FIA, sở hữu chứng chỉ CAT.

Vì vậy, nếu bạn muốn thăng tiến và làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, bạn nên lựa chọn chương trình học ACCA hoặc học FIA và chuyển tiếp sang ACCA.

Tình huống 3: Khả năng tài chính của bạn có hạn

Thấu hiểu nhiều học viên tài năng gặp trở ngại trong việc theo đuổi bằng cấp quốc tế như ACCA, chương trình FIA, Hiệp hội ACCA và các đơn vị đối tác đào tạo chính thức của ACCA đều có các quỹ học bổng lớn cho các cá nhân xuất sắc.

nên học FIA hay ACCA

Khả năng tài chính có hạn, bạn vẫn có thể theo đuổi chứng chỉ ACCA hay chương trình FIA theo ý thích

Ví dụ:

  • Học bổng ACCA Futurist: Đem tới các suất học bổng 100% và 50% phí mở tài khoản, phí thường niên, lệ phí thi cho 3 môn ACCA (BT/AB/F1, MA/F2, FA/F3) và 4 môn FIA (FA1, FA2, MA1, MA2). Theo đó, các trung tâm đào tạo đối tác của ACCA cũng đưa ra các suất học bổng 100% học phí cho các môn học tương ứng này.
  • Học bổng do chính các trung tâm đưa ra mỗi năm. Có thể kể đến: Học bổng ACCA Reach For Success (SAPP Academy), Học bổng ACCA theo các kỳ thi (SAPP Academy), Học bổng ACCA – Raise Your Dream (SAPP Academy), Học bổng ACCA OBU (SAPP Academy),…

Do đó, bạn có thể lựa chọn chương trình FIA hay ACCA theo đúng mục tiêu nhu cầu mà không phải lo lắng quá nhiều về chi phí.

Tình huống 4: Bạn là sinh viên cao đẳng hoặc người không học đại học muốn phát triển chuyên sâu trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế

Nếu theo yêu cầu đầu vào của ACCA, trường hợp này bạn chưa thể bắt đầu ngay chương trình học của ACCA. Do đó, bạn có thể học chương trình FIA rồi chuyển sang chương trình ACCA ở cấp độ Kỹ năng ứng dụng.

nên học FIA hay ACCA

Chương trình FIA – Cầu nối cho nhiều học viên theo đuổi chứng chỉ ACCA

Nếu lựa chọn phương án này, bạn sẽ không cần phải thi hết 7 môn học FA1, FA2, MA1, MA2, FBT, FMA, FFA vì ACCA không quy định phải thi đỗ các môn FA1, FA2, MA1, MA2 mới được thi FBT, FMA, FFA. Bạn có thể học các môn nền tảng này để có kiến thức rồi thi thẳng FBT, FMA, FFA để học sang chứng chỉ ACCA dễ dàng.

Tình huống 5: Bạn đã tốt nghiệp đại học khác chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế – Ngân hàng

Trong trường hợp này, bạn vẫn đủ điều kiện để học ACCA. Tuy nhiên, do học trái chuyên ngành, kiến thức nền tảng về kế toán của bạn sẽ cần ôn tập lại. Và bạn có thể lựa chọn học chương trình FIA sau đó học lên chứng chỉ ACCA. Thật vậy, theo Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc mô tả, chương trình FIA sẽ là cánh cửa tuyệt vời để bước vào chinh phục chứng chỉ ACCA cho những người không có background về kế toán.

Trên đây là 5 tình huống bạn cần cân nhắc khi băn khoăn nên học FIA hay ACCA. Hy vọng rằng thông qua bài viết này quý bạn đọc sẽ tìm kiếm được câu trả lời mà mình tìm kiếm để chinh phục được văn bằng quốc tế mơ ước. Hẹn gặp lại.

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/



from ACCA Online https://ift.tt/3aaUN3f
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets