IFRS 15 – Revenue from Contracts with Customers (Doanh thu từ hợp đồng khách hàng) là gì?

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 là gì mà mọi doanh nghiệp cần lưu ý khi Việt Nam sắp áp dụng IFRS chính thức từ 2022. Cùng tìm hiểu kỹ càng nội dung, phạm vi áp dụng, ảnh hưởng và điểm khác biệt của chuẩn mực này so với chuẩn mực hiện hành trong bài viết này nhé!

1. Lịch sử ra đời của IFRS 15 và các chuẩn mực thay thế

  • Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 được ban hành vào tháng 05/2014 và có hiệu lực áp dụng đối với các năm tài chính bắt đầu và sau 01/01/2018;
  • Chuẩn mực thay thế: IAS 18 – Doanh thu, IAS 11 – Hợp đồng xây dựng, IFRIC 13 – Chương trình khách hàng thân thiết, IFRIC 18 – Chuyển nhượng tài sản từ khách hàng, IFRIC 15 – Thỏa thuận về xây dựng bất động sản, SIC 31 – Doanh thu – Giao dịch trao đổi liên quan đến dịch vụ quảng cáo;
  • Nếu áp dụng tại Việt Nam, IFRS 15 thay thế chuẩn mực VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác.

IFRS 15 thiết lập các nguyên tắc để doanh nghiệp, tổ chức áp dụng khi báo cáo thông tin về bản chất, số lượng, thời gian và sự không chắc chắn của doanh thu và dòng tiền từ hợp đồng với khách hàng. Áp dụng IFRS 15, đơn vị ghi nhận doanh thu để mô tả việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã hứa cho khách hàng với số tiền phản ánh sự cân nhắc mà đơn vị dự kiến ​​được hưởng để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Phạm vi áp dụng IFRS 15
Phạm vi áp dụng IFRS 15

2. Phạm vi áp dụng của IFRS 15

Hầu hết các hợp đồng với khách hàng sẽ được chuẩn mực IFRS 15 – Revunue from Contracts with Customer quy định, ngoại trừ:

  • Hợp đồng thuê tài sản (Được quy định bởi chuẩn mực IFRS 16 – Leases);
  • Hợp đồng bảo hiểm (Được quy định bởi chuẩn mực IFRS 4 – Insurance Contracts);
  • Công cụ tài chính (Được quy định bởi chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments hoặc IAS 39);
  • Quyền và nghĩa vụ hợp đồng khác (Được quy định trong IFRS 10 – Consolidated Financial Statements, IFRS 11 – Joint Arrangements, IAS 27 – Consolidated and Separate Financial Statements và IAS 28 – Investments in Associates).

3. Nội dung chính của IFRS 15

IFRS 15 được đánh giá là chuẩn mực mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý và áp dụng. Nội dung chính của chuẩn mực IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng khách hàng gồm:

  • Đưa ra một mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu được áp dụng cho mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề và mọi loại giao dịch;
  • Nguyên tắc cơ bản của IFRS 15 là ghi nhận doanh thu khi quyền kiểm soát đối với sản phẩm/dịch vụ được chuyển cho khách hàng. Kiểm soát là một thuật ngữ rộng hơn so với tiêu chí rủi ro và lợi ích được sử dụng trước đây theo IAS 18;
  • IFRS 15 đưa ra nhiều hướng dẫn về các khoản thanh toán biến đổi, thanh toán cho khách hàng, các thành phần tài chính quan trọng,…;
  • Người lập báo cáo có thể sẽ phải đưa ra các xét đoán quan trọng khi hạch toán doanh thu theo IFRS 15. Chuẩn mực yêu cầu phải thuyết minh các xét đoán quan trọng của ban quản lý khi áp dụng chuẩn mực này;
  • FRS 15 yêu cầu nhiều thuyết minh hơn so với các chuẩn mực và các diễn giải trước đây về ghi nhận doanh thu như phương pháp chuyển đổi, các xét đoán chính, phân chia doanh thu,…

4. Mô hình ghi nhận doanh thu 5 bước của IFRS 15

Mô hình ghi nhận doanh thu 5 bước của IFRS 15
Mô hình ghi nhận doanh thu 5 bước của IFRS 15

Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói (có thể có người làm chứng), nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra toà và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.

Hợp đồng của KH nằm trong phạm vi của IFRS 15 nếu đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

  • Hợp đồng đã được các bên tham gia hợp đồng chấp thuận và cam kết thi hành;
  • Quyền của mỗi bên liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao có thể được xác định;
  • Các điều khoản thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển giao có thể được xác định;
  • Hợp đồng có tính chất thương mại;
  • Có thể là doanh thu mà doanh nghiệp được hưởng để đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ được thu thập.

Bước 2: Xác định nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng

Nghĩa vụ thực hiện (Performance obligations) là những cam kết trong hợp đồng về việc chuyển giao hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm những hàng hoá và dịch vụ khách hàng có thể bán lại hoặc cung cấp cho khách hàng khác của họ.

Hạch toán riêng doanh thu từ các nghĩa vụ này nếu nghĩa vụ có thể xác định riêng biệt. Một hàng hóa, dịch vụ có thể được coi là riêng biệt nếu nó được bán hoặc có thể được bán một cách độc lập:

  • Công ty có thể thu được lợi ích từ mỗi loại hàng hóa, dịch vụ hoặc kết hợp chúng với nhau;
  • Hàng hóa hoặc dịch vụ không biến đổi/ tác động trọng yếu lẫn nhau;
  • Hàng hóa hoặc dịch vụ không phụ thuộc quá lớn lẫn nhau.

Nếu một nhóm hàng hoá có tính chất giống nhau, bản chất chuyển giao hàng hoá giống nhau thì tất cả được coi là một nghĩa vụ thực hiện duy nhất.

Bước 3: Xác định giá giao dịch

Giá giao dịch (Transaction price) là giá trị mà doanh nghiệp dự kiến nhận được để chuyển giao hàng hoá, dịch vụ đã cam kết cho khách hàng, không bao gồm các khoản thu hộ cho bên thứ ba (ví dụ như thuế).

Một số yếu tố cần lưu ý để xác định được số tiền thanh toán hợp lý:

  • Sự xuất hiện của những khoản chi phí biến đổi: Chiết khấu, giảm giá, bồi hoàn, tín dụng, ưu đãi, thưởng hiệu suất, giá mua thay đổi,…;
  • Sự xuất hiện của những khoản chi phí tài chính, ví dụ như lãi suất, lạm phát;
  • Sự xuất hiện của những khoản cho phép khách hàng mua chịu (credit sales) hoặc phát hành voucher, coupon để tạo động lực mua hàng cho khách.

Trong các tình huống mà giá trị thanh toán có thể biến đổi, giá giao dịch được ước tính hợp lý dựa trên giá trị dự kiến, rủi ro ​​hoặc số tiền có khả năng nhận được cao nhất. Vì là ước tính nên cần phải cân nhắc cẩn thận, hợp lý, tránh dẫn đến tranh chấp.

Việc đưa ra quyết định được dựa trên kinh nghiệm đối với các loại nghĩa vụ thực hiện tương tự.

Bước 4: Phân bổ giá giao dịch để thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

  • Khi một hợp đồng có nhiều nghĩa vụ thực hiện, doanh nghiệp sẽ phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng bằng cách tham chiếu đến giá bán độc lập tương đối (stand-alone selling price) của họ.
  • Giá bán độc lập của hàng hoá, dịch vụ (stand-alone selling price) là giá khi hàng hóa hoặc dịch vụ được bán một cách riêng biệt.

Bước 5: Ghi nhận doanh thu

Doanh thu được ghi nhận khi các nghĩa vụ về hàng hoá hoặc dịch vụ trong hợp đồng được chuyển giao hoặc cung cấp cho khách hàng.

Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng có thể được coi là hoàn thành tại một thời điểm hoặc qua từng giai đoạn, được gọi là hợp đồng với nghĩa vụ thực hiện xác định theo thời gian (Performance obligation satisfied over time)

  • Nếu nghĩa vụ thực hiện theo thời gian → Doanh thu nên được ghi nhận và phân bổ theo thời gian
  • Nếu nghĩa vụ thực hiện tại 1 thời điểm → Doanh thu nên được ghi nhận tại thời điểm đó

Contract asset/liability = Cost incurred to date + Recognized profit – Receivable

Ảnh hưởng của chuẩn mực IFRS 15 như thế nào?
Ảnh hưởng của chuẩn mực IFRS 15 như thế nào?

5. Ảnh hưởng khi áp dụng chuẩn mực IFRS 15 như thế nào?

  • Thay đổi toàn bộ cách ghi nhận doanh thu của các chuẩn mực trước đó và hầu như các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông, phần mềm;
  • Doanh nghiệp Việt sẽ phải đánh giá lại tất cả các hợp đồng khách hàng theo năm bước ghi nhận doanh thu mới;
  • Các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi lại thời điểm ghi nhận doanh thu và mức doanh thu được ghi nhận;
  • Các nhóm ngành chịu ảnh hưởng lớn từ IFRS 15 gồm: chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ, bất động sản, du lịch khách sạn, bán lẻ và phân phối và đặc biệt là viễn thông – ngành dự đoán chịu tác động mạnh nhất khi chính thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15.

Theo PricewaterhouseCoopers (PwC), tác động của IFRS 15 đến 5 ngành gồm viễn thông, du lịch khách sạn, bất động sản, bán buôn bán lẻ và ngân hàng chứng khoán như sau:

  • Viễn thông: Ảnh hưởng tới gói hàng hóa và dịch vụ, sửa đổi hợp đồng, hoa hồng bán hàng và phí thành công, cũng như thành phần tài chính;
  • Du lịch khách sạn: Ảnh hưởng tới phí thành viên, tiền bồi thường, thỏa thuận cấp phép và phí ưu đãi cho quản lý khách sạn;
  • Bất động sản: Ảnh hưởng tới doanh thu được ghi nhận suốt thời gian hoặc tại một thời điểm, cấu phần tài chính chiếm phần lớn, thay đổi/sửa đổi hợp đồng và giá bán với yếu tố biến đổi;
  • Bán buôn bán lẻ: Ảnh hưởng tới bảo hành cho khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết, điều khoản vận chuyển ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu, khách hàng có sự lựa chọn mua thêm hàng hóa và dịch vụ bổ sung với mức giá giảm và phí trưng bày;
  • Ngân hàng và chứng khoán: Ảnh hường tới giá cả với các khoản biến đổi, chi phí liên quan đến việc có được hợp đồng, phân bổ doanh thu cho hàng hóa và dịch vụ, phí trả trước và chương trình khách hàng thân thiết của thẻ tín dụng.
So sánh IFRS 15 và VAS 14
So sánh IFRS 15 và VAS 14

6. So sánh IFRS 15 và VAS 14: Điểm giống và khác biệt

Giống nhau giữa IFRS 15 và VAS 14 

  • Về nguyên tắc, doanh thu chỉ được xác định theo giá trị hợp lý của khoản doanh nghiệp có thể nhận được;
  • Chỉ ghi nhận doanh thu khi nào doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy, chắc chắn thu được lợi ích từ giao dịch.

Khác biệt giữa IFRS 15 và VAS 14

Khác biệt về: các bước xác định doanh thu, các hướng dẫn cho các giao dịch không được đề cập trước đó, các thuyết minh về doanh thu. Cụ thể:

Nội dung IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng khách hàng VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác
Các bước xác định doanh thu Mô hình 5 bước. Không đề cập.
Các hướng dẫn cho các giao dịch không được đề cập trước đó  Cho phép thống nhất trong việc nhận biết tất cả các loại thu nhập. Quy định rõ ràng các tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và có các quy định cụ thể về các khoản thu nhập khác.
Các thuyết minh về doanh thu trình bày trên báo cáo tài chính   Trình bày những thông tin về:

1. Những hợp đồng với khách hàng;

2. Những ước tính quan trọng, khả năng thay đổi ước tính đó đối với từng hợp đồng;

3. Bất kỳ tài sản nào được ghi nhận từ chi phí để nhận được hợp đồng với khách hàng.

Đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày các khoản mục doanh thu.

Bảng so sánh khác biệt giữa VAS 14 và IFRS 15

7. Tài liệu IFRS 15 tiếng Việt hiện nay

Tương tự như nhiều chuẩn mực IFRS khác, tài liệu IFRS 15 tiếng Việt hiện không nhiều để nhân sự Kế toán –  Kiểm toán – Tài chính – Thuế tham khảo. Sau đây là một số tài liệu IFRS 15 tiếng Việt dành cho bạn nghiên cứu:

Trên đây là giải đáp chi tiết về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 là gì, lịch sử ra đời, phạm vi, nội dung áp dụng và mô hình ghi nhận doanh thu 5 bước cũng như ảnh hưởng của chuẩn mực này khi áp dụng và sự khác biệt của IFRS 15 và VAS 14 hiện hành. Đặc biệt, bài viết còn đem tới kho tàng tài liệu IFRS 15 tiếng Việt miễn phí hữu ích cho người quan tâm có thể cập nhật kiến thức. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn rõ ràng hơn về câu hỏi IFRS 15 là gì và các vấn đề liên quan đến chuẩn mực này. Hẹn gặp lại.



from ACCA Online https://ift.tt/3embqug
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets