Kiểm Toán Tài Sản Cố Định – Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

Tài sản cố định là khoản mục quan trọng có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản chung của một doanh nghiệp. Vì vậy các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục này khá phức tạp và đặc biệt quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trong bài viết hôm nay SAPP Academy sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về kiểm toán tài sản cố định giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc này nhé 

1. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem kiểm toán tài sản cố định là gì? Đây là công việc kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các khoản mục liên quan đến kiểm toán tài sản cố định trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, đơn vị.

kiểm toán tài sản cố định

Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, đơn vị. Vì vậy trong mọi trường hợp tài sản cố định chính là khoản mục phản ánh chính xác tình trạng của các trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó tài sản cố định sẽ là khoản mục quan trọng không thể thiếu khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó chi phí hình thành tài sản cố định là rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm. Vậy nên kiểm toán tài sản cố định sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được tính hiệu quả và tính kinh tế của việc đầu tư cho tài sản cố định. Căn cứ vào đánh giá này để doanh nghiệp đưa ra định hướng đầu tư và nguồn sử dụng đầu tư vào tài sản cố định được hiệu quả nhất. 

Thêm nữa công việc kiểm toán khoản mục tài sản cố định còn có thể phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định và các chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản. Những sai sót trong việc xác định chi phí này thường gây ra những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.

kiểm toán tài sản cố định

Tổng hợp lại mục tiêu của kiểm toán tài sản cố định chính là giúp kiểm toán viên thu thập những thông tin đầy đủ và chính xác để làm cơ sở đưa ra ý kiến đánh giá báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Đồng thời giúp kiểm toán viên đánh giá được việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tư vấn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh mang đến hiệu quả cao nhất.

2. Các hồ sơ, tài liệu cần có trước khi kiểm toán tài sản cố định

Trước khi kiểm toán tài sản cố định cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu sau đây:

+ Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến tài sản cố định

+ Báo cáo tài chính, bảng cân đối sổ phát sinh

+ Danh sách chi tiết tài sản cố định tăng, chuyển nhượng, thanh lý, giảm khác trong kỳ theo từng loại

+ Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ

+ Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ

+ Hồ sơ tài sản cố định bao gồm danh mục tài sản cố định phân bổ theo nhóm, biên bản kiểm kê tài sản cố định.

+ Danh mục xây dựng cơ bản dở dang.

kiểm toán tài sản cố định

3. Quy trình & thủ tục kiểm toán tài sản cố định

Để thực hiện kiểm soát tài sản cố định bao gồm các quy trình và thủ tục như sau:

3.1 Đối chiếu số liệu

Kiểm toán viên sẽ thực hiện đối chiếu số liệu trên báo cáo tài chính và bảng cân đối sổ phát sinh, số liệu trên sổ tổng hợp cùng với sổ chi tiết, số liệu trên sổ kế toán với bảng tính khấu hao…của từng loại tài sản cố định.

Đối chiếu số liệu đầu năm với số liệu cuối năm.

3.2 Thủ tục phân tích

+ Tiến hành xem xét sự nhất quán và hợp lý với năm trước của tài sản cố định trường hợp có biến động bất thường cần phải tìm hiểu ngay.

+ Kiểm tra tổng hợp đối ứng các tài khoản tài sản cố định và xác định đối ứng bất thường nếu có.

+ Kiểm tra chi phí khấu hao bằng cách so sánh chi phí khấu hao tài sản cố định kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch chi phí giữa các tháng hoặc các quý trong năm hoặc trong kỳ. Khi xuất hiện biến động bất thường cũng cần phải tìm hiểu để làm rõ vấn đề.

+ Căn cứ vào phân tích số liệu để làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết

3.3 Kiểm tra chi tiết

+ Trường hợp là năm đầu tiên thực hiện kiểm toán tài sản cố định thì thu thập báo cáo tài chính đã được kiểm toán ở năm trước (nếu có) để đối chiếu với số dư đầu năm nay. Đối với những trường hợp thực sự cần thiết có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của năm trước.

+ Thu thập bảng kê chi tiết tài sản cố định đối chiếu với biên bản kiểm kê tài sản cố định trước sự chứng kiến của kiểm toán viên. Trường hợp doanh nghiệp không kiểm kê hoặc kiểm toán viên không chứng kiến việc kiểm kê thì có thể chọn một số tài sản cố định có giá trị lớn để tiến hành kiểm kê tại thời điểm thực hiện kiểm toán.

kiểm toán tài sản cố định

3.4 Kiểm tra chứng từ gốc các TSCĐ tăng trong kỳ

+ Đối với tài sản cố định hình thành từ xây dựng cơ bản thì kiểm tra số liệu kết chuyển tương ứng từ tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm tra các biên bản bàn giao đưa vào sử dụng và thời điểm tính khấu hao. 

+ Đối với tài sản cố định thuê tài chính sẽ kiểm tra việc ghi nhận là tài sản cố định thuê tài chính phù hợp với VAS 06, kiểm tra xác định nguyên giá bao gồm gốc/lãi thuê…có đảm bảo chính xác không.

+ Với tài sản cố định do trao đổi thì kiểm tra hạch toán nguyên giá có phù hợp với VAS 03 và VAS 04 không.

+ Kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến tài sản cố định giảm trong kỳ gồm quyết định điều chuyển nội bộ, thanh lý, hóa đơn…. Kiểm tra hạch toán giảm cách xác định lãi/lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…

3.5 Kiểm tra khấu hao

+ Muốn đảm bảo dữ liệu đáng tin cậy để xử lý thì cần đảm bảo bảng tính khấu hao đã bao gồm tất cả tài sản cố định, tổng nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại phải khớp với số liệu trên báo cáo tài chính.

+ Thực hiện kiểm tra thời gian, kiểm tra tỷ lệ khấu hao tài sản cố định có hợp lý và khung thời gian có hợp lệ so với quy định đang được áp dụng không, có nhất quá với năm trước không. 

+ Chọn mẫu hoặc tính lại toàn bộ chi phí khấu hao.

3.6 Rà soát toàn bộ

Thủ tục tiếp theo trong kiểm toán tài sản cố định là đọc lướt qua sổ kế toán chi tiết để chắc chắn không bỏ sót những nghiệp vụ khác thường.

Kiểm tra trình bày và công bố

+ Kiểm tra xem trình bày và công bố khoản mục tài sản cố định trên báo cáo tài chính đã phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã được áp dụng không.

+ Kiểm tra các thông tin sẽ trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm như giá trị hao mòn lũy kế, tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản cố định, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp…

3.7 Thử nghiệm hệ thống kiểm soát

Trong kiểm toán tài sản cố định thủ tục thử nghiệm hệ thống kiểm soát theo công bố của đơn vị được kiểm toán và nếu cần thiết sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

3.8 Kiểm tra các sai sót thường gặp

+ Xác định nguyên giá tài sản cố định không chính xác

+ Chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào sử dụng hoặc chi phí nâng cấp tài sản cố định không được ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán vào các chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ…

+ Lựa chọn phương pháp khấu hao không thích hợp, xác định chi phí khấu hao không đúng.

+ Tính vào chi phí được trừ khi xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp cả phần chi phí khấu hao theo quy định không được trừ.

Trên đây là tất tần tật các kiến thức cơ bản về kiểm toán tài sản cố định. Nếu các bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan đến khoản mục này hãy tham gia khóa học ACCA Online của CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC SAPP để được trang bị các kiến thức đầy đủ nhất.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/



from ACCA Online https://ift.tt/3cALNGw
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets