Hướng dẫn bạn phân tích các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp

Các nhà phân tích, chủ doanh nghiệp, hay các nhà đầu tư,…. dựa vào chỉ số tài chính để nắm bắt được thông tin, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là cơ sở giúp các nhà phân tích tài chính có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp kiểm tra được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Và để hiểu thêm về cách phân tích các chỉ số tài chính thì bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!

1. Giới thiệu các chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính

Có 4 chỉ số tài chính quan trọng mà bạn cần phải biết trong quá trình phân tích các chỉ số tài chính đó là:

1.1 Chỉ số thanh toán

Chỉ số thanh toán là các chỉ số được tính toán và sử dụng để xem xét tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ. Chỉ số thanh toán gồm chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền mặt,….

1.2 Chỉ số hoạt động

 Chỉ số hoạt động được chia ra làm các chỉ số là lợi nhuận hoạt động và hiệu quả hoạt động. Các chỉ số lợi nhuận thể hiện khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động phản ánh khả năng sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp

phân tích các chỉ số tài chính

1.3 Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro liên quan, hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ rủi ro trong dòng tiền, rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính công ty. Do đó, doanh nghiệp cần sáng suốt để tránh xảy ra rủi ro hoặc có biện pháp loại bỏ nó.

1.4 Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà đầu tư hay cổ đông . Họ dựa vào chỉ số này để xem xét xem trình trạng công ty và cho phép doanh nghiệp dự đoán khả năng trả nợ.

2. Phân tích chỉ số phản ánh khả năng thanh toán 

Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chỉ tiêu khái quát nhất để theo dõi khả năng thanh toán của một doanh nghiệp rõ ràng nhất. Và được tính bằng công thức:

  • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản/Tổng số nợ DN phải trả

Dựa vào công thức trên, bạn có thể biết được với tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo được việc chi trả được các khoản nợ hay không? Bên cạnh đó thì doanh nghiệp có bảo đảm được vốn duy trì cho các hoạt động của công ty mình hay không để có cá phương án hoặc các biện pháp để cân đối. 

Kết quả của của hệ số khả năng thanh toán tổng quát sẽ căn cứ vào 3 trường hợp giúp bạn có xét được tình trạng doanh nghiệp của mình đang ở đâu.

  • Nếu hệ số bằng một: Doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán
  • Nếu trị số lớn hơn 1: DN có thừa khả năng thanh toán và duy trì công ty 
  • Nếu trị số nhỏ hơn 1: DN không bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ

phân tích các chỉ số tài chính

3. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả của vốn lưu động

Để đánh giá việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả hay không thì người ta thường dùng các chỉ tiêu và được áp dụng công thức tính hệ số vốn lưu động như sau:

  • Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = vốn lưu động bình quân kỳ / Tổng doanh thu

Kết quả hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ thì sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng tăng lên. Công thức của tỷ suất sinh lời khi bạn đưa vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

  • Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế /vốn lưu động bình quân kỳ

 4. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả của tài sản cố định

Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định được thể hiện như sau: 

  • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao đồng nghĩa với việc tài sản cố định được luân chuyển hiệu quả và ngược lại.

phân tích các chỉ số tài chính

5. Phân tích tỷ số phản ánh khả năng sinh lời, hiệu suất khi sử dụng

Hệ số phản ánh khả năng sinh lời được thể hiện bằng công thức:

  • Hệ số sinh lợi từ LN gộp = LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ/doanh thu thuần
  • Hệ số sinh lợi từ LN thuần = LN thuần từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần
  • Hệ số sinh lợi từ LN ròng = LN ròng /doanh thu thuần

Chỉ tiêu hệ số sinh lợi LN gộp, LN ròng giảm thì khả năng sinh lời giảm và ngược lại. Chỉ tiêu hệ số sinh lợi LN thuần dùng để so sánh giữa các DN cùng loại hình và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự. 

Qua bài viết trên đây, chúng ta đã hướng dẫn bạn cách phân tích các chỉ số tài chính một cách chi tiết nhất. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và áp dụng một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh nhất.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/



from ACCA Online https://ift.tt/3sBqASg
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets