#1 Capital Structure Là Gì? Tất Tần Tật Về Cơ Cấu Nguồn Vốn

Là một trong những chỉ số tài chính cần thiết mà các doanh nghiệp quan tâm, cơ cấu nguồn vốn hay còn gọi là Capital structure sẽ thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp của bạn huy động, sử dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Vậy bạn hiểu Capital structure là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn tất cả các vấn đề liên quan tới cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp để người kinh doanh có thể nắm rõ khi đang và đã kinh doanh nhé.

1. Capital structure là gì? Khái niệm cơ cấu nguồn vốn

Capital structure là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng các nguồn vốn, loại vốn của một công ty. Một công ty cổ sẽ có khá nhiều các nguồn vốn khác nhau như vốn cổ phần ưu đãi, vốn chứng khoán, vốn cổ phần thông thường,.. Việc nắm được cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp bạn nắm rõ được tỷ trọng các loại vốn trong tổng số vốn sử dụng.

Khi đã nắm được cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vốn không cần thiết, sử dụng vốn vay một cách hiệu quả trong kinh doanh. Từ đó sẽ làm đòn bẩy tăng lãi suất lên giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tốt hơn, giúp đôi bên cùng có lợi.

2. Các thuật ngữ Capital structure liên quan

Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn thì bạn phải hiểu được các thuật ngữ liên quan đến capital structure để có thể hiểu rõ tỷ trọng các nguồn vốn của doanh nghiệp đang sử dụng.

2.1 Nguồn vốn

Đây là những nguồn tiền giúp doanh nghiệp gia tăng thêm tài sản mình để có thể đầu tư giúp công ty thu về lợi nhuận. Nguồn vốn này sẽ được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

2.2 Vốn chủ sở hữu (Equity) 

là vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, người đứng đầu các công ty hay còn gọi là CEO. Nó sẽ bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung lãi khi thu được từ kết quả kinh doanh đem lại cho người sở hữu. Hay hiểu đơn giản hơn , Equity là phần còn lại của giá trị tài sản mà doanh nghiệp sau khi đã trả hết tất cả các khoản nợ đã vay từ trước.

2.3 Nợ phải trả (Liabilities) 

là số nợ doanh nghiệp phải có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như nợ vay, nợ thuế nhà nước, các khoản trả cho người bán, người lao động trong doanh nghiệp,… và nó được biểu hiện bằng tiền.

3. Vai trò và ý nghĩa cơ cấu nguồn vốn

3.1 Vai trò

Một cơ cấu vốn sẽ giúp tối đa hóa giá trị của công ty.  Cả nợ và vốn chủ sở hữu đều được thể hiện trên bảng cân đối kế toán giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn thế nào.

Nếu công ty sử dụng nhiều nợ vốn hơn vốn chủ sở hữu để kinh doanh, sản xuất thì nó sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu vốn tích cực hơn.

Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tối ưu nhất giữa nợ vốn và vốn chủ sở hữu giúp cho cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhất.

3.2 Ý nghĩa của cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Nó sẽ quyết định đến vấn đề tài chính, vốn cũng như ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của công ty.

Cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng tới chi phí vốn sử dụng bình quân (WACC) của doanh nghiệp trong sản xuất

Nó còn làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

4. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

Khi xem xét hay phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, điều mà chủ doanh nghiệp hay người có liên phải chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn chung của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn (Capital structure) sẽ được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây.

4.1 Hệ số nợ

Là hệ số phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay là trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Công thức hệ số nợ = Tổng nợ/ tổng nguồn vốn (nguồn tài sản của doanh nghiệp)

Nếu hệ số nợ càng thấp thì chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang phân bổ hợp lý giúp tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty.

4.2 Hệ số vốn chủ sở hữu

Là hệ số phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tổng thể là nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Công thức tính Hệ số vốn chủ sở hữu= nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy bạn có thể xác định được hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (kí hiệu D/E)

4.3 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Công thức tính Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể quan tâm thêm một số hệ số chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn sau:

  • Tỷ lệ vay ngắn hạn = tổng vay ngắn hạn / tổng nguồn vốn
  • Tỷ lệ nợ phải trả người bán = tổng nợ phải trả người bán / tổng nguồn vốn
  • Tỷ lệ nợ ngắn hạn = tổng nợ ngắn hạn / tổng nợ phải trả

Hy vọng với những chia sẻ cụ thể nhất Capital structure là gì và các thông tin liên quan về cơ cấu nguồn vốn ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể đánh giá được tình hình của doanh nghiệp và có kế hoạch phương án để phát triển doanh nghiệp hơn nữa trong tương lai.



from ACCA Online https://ift.tt/3wdIQ6g
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets