#1 Các Kỳ Tuyển Dụng BIG4 Và Những Điều Bạn Cần Biết

1. Các đợt tuyển dụng BIG4

tuyển dụng big4

BIG4 có 2 kỳ tuyển dụng chính mỗi năm 

Internship Recruitment Program Fresh Graduate Recruitment Program
Thời gian
  • Nộp hồ sơ từ tháng 8
  • Kết thúc tuyển dụng vào tháng 11
  • Bắt đầu thực tập từ tháng 12 
  • Nộp hồ sơ từ tháng 3, 
  • Kết thúc tuyển dụng vào tháng 6
  • Làm việc chính thức từ tháng 9
Số lượng Khoảng 40 – 70 người mỗi BIG Khoảng 10 – 20 người mỗi BIG
Đối tượng Sinh viên (năm ba; năm cuối đại học; mới tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng một năm) chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính… Sinh viên đã tốt nghiệp và không giới hạn độ tuổi
Doanh nghiệp tuyển dụng                                      

                                      Khối BIG4 & Non-BIG

Ngoài 2 kỳ tuyển dụng chính là Internship Recruitment Program và Fresh Graduate Recruitment Program, BIG4 còn có Summer Internship Recruitment Program (chương trình thực tập mùa hè cho các bạn du học sinh tại nước ngoài). 

Summer Internship Recruitment Program
Thời gian
  • Bắt đầu từ tháng 11
  • Kết thúc tuyển dụng vào tháng 1
  • Làm việc vào tháng 6
Số lượng Khoảng dưới 10 người
Đối tượng Du học sinh người Việt có nhu cầu thực tập trong thời gian nghỉ hè
Doanh nghiệp tuyển dụng Chủ yếu là khối BIG4 bao gồm: Deloitte (Deloitte summer internship)…

2. Quy trình tuyển dụng BIG4

tuyển dụng big4

Quy trình tuyển dụng của BIG4 gồm 4 vòng

Vòng 1: Hồ sơ

Các thí sinh cần chuẩn bị: 

  • Application form (theo mẫu có sẵn của công ty);
  • Cover letter;
  • CV
  • Các bằng cấp, chứng chỉ và giấy tờ liên quan

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các thí sinh sẽ gửi về email của đơn vị mà mình ứng tuyển. 

Vòng 2: Đánh giá năng lực

Các thí sinh sẽ phải làm bài thi đánh giá năng lực. Các công ty có mục đích tuyển người và chiến lược nhân sự khác nhau sẽ có cấu trúc bài thi khác nhau. 

Ví dụ, trong khi bài thi của E&Y thường có cả kiến thức chuyên ngành, tiếng Anh và tư duy logic thì Deloitte lại đi sâu vào kiến thức chuyên ngành hơn. Trong khi đó, KPMG và PwC lại ưu tiên cho những ứng viên thành thạo tiếng Anh và tư duy xử lý nhạy bén. 

Vòng 3: Phỏng vấn nhóm

Các thí sinh sẽ được chia thành từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ được giao một chủ đề để cùng nhau phân tích, giải quyết vấn đề và thuyết trình trước nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh. 

Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân

Các thí sinh sẽ “mặt đối mặt” với nhà tuyển dụng để trả lời các câu hỏi về kiến thức chuyên ngành hoặc kiến thức xã hội. Bên cạnh vốn hiểu biết thì tác phong tự tin, lịch sự cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

3. Tiêu chí đánh giá nhân sự tuyển dụng tại BIG4

tuyển dụng big4

Mỗi BIG có những tiêu chí đánh giá riêng trong tuyển dụng 

Mỗi năm, có hàng ngàn sinh viên ứng tuyển vào BIG4 nên dĩ nhiên tỷ lệ chọi là không nhỏ. Mỗi công ty đều sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn ứng viên, tuy nhiên vẫn không thể nằm ngoài những tiêu chí cơ bản bao gồm: Kiến thức chuyên ngành, trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng công cụ tin học văn phòng…

3.1. Kiến thức chuyên ngành

BIG4 chỉ tuyển dụng sinh viên “ra lò” từ các trường đại học chuyên ngành kiểm toán, tài chính, kế toán, ngân hàng, ngoại thương, luật…

Đặc biệt, điểm trung bình của sinh viên không cần phải quá xuất sắc mới có thể ứng tuyển vào BIG4. Bạn chỉ cần có điểm GPA ở mức trung bình khá, từ 3.0 trở lên (tương đương với mức điểm từ 7-8/10) là được. Nếu GPA của bạn ở dưới mức này, bạn hoàn toàn có thể gỡ gạc bằng các chứng chỉ nghề nghiệp liên quan như ACCA, ICAEW, CPA…

3.2. Trình độ ngoại ngữ

Nếu làm việc ở BIG4, hàng ngày bạn sẽ phải làm việc và tiếp xúc với hàng trăm khách hàng, đối tác đến từ nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy việc thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của tiếng Anh sẽ là một điểm cộng cực lớn cho bạn nếu muốn ứng tuyển vào BIG4. 

3.3. Khả năng sử dụng tin học

Phải làm việc với những con số đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối khiến nhân viên của BIG4 bắt buộc phải thành thạo công nghệ thông tin thì mới có thể xử lý công việc. Ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên phải trau dồi kỹ năng sử dụng các công cụ tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint…

3.4. Các tiêu chí đánh giá khác

Ngoài những yêu cầu trên, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ứng viên theo nhiều tiêu chí khác nữa, bao gồm: Học vấn và trình độ chuyên môn; Kinh nghiệm làm việc; Hoạt động ngoại khóa; Thành tích và giải thưởng; Kỹ năng mềm…

4. Những điểm khác biệt giữa kỳ Internship và Fresh Graduate

tuyển dụng big4

Internship và Fresh Graduate có nhiều điểm khác biệt

Trong khi Internship (hay Summer Internship) chú trọng vào các bạn sinh viên thực tập thì Fresh Graduate chủ yếu tìm kiếm nhân viên chính thức. 

Chính vì vậy nhà tuyển dụng sẽ đặt nhẹ vấn đề về kinh nghiệm làm việc trong kỳ thi Internship hơn là Fresh Graduate.

Mỗi năm, BIG4 sẽ tuyển dụng khoảng 200 thực tập sinh để chuẩn bị cho mùa kiểm toán bận rộn nhất năm. Công việc của các thực tập sinh chủ yếu là giúp đỡ trưởng nhóm kiểm toán làm các phần đơn giản như tiền, tài sản, lương… 

Còn nhân viên chính thức của BIG4 sẽ phải làm hầu hết các việc và cùng lập báo cáo kiểm toán với trưởng nhóm.

5. Vì sao bạn nên bắt đầu chuẩn bị cho tuyển dụng BIG4

tuyển dụng big4

Để ứng tuyển vào BIG4, các bạn sinh viên phải chuẩn bị từ rất lâu

Hầu hết các bạn sinh viên đều muốn thực tập trong BIG4 vì môi trường làm việc chuyên nghiệp lẫn lương bổng ở mức khá cao. 

Trong thời gian thực tập, các bạn sinh viên có thể học hỏi và trau dồi kỹ năng chuyên môn, xử lý tình huống với khách hàng và nâng cao trình độ nghiệp vụ. 

Chính vì vậy để có thể thực tập ở BIG4, các bạn sinh viên cần chuẩn bị càng sớm càng tốt để nâng cao tỷ lệ trúng tuyển. 

6. Chuẩn bị cho kỳ tuyển dụng BIG4 như thế nào?

tuyển dụng big4

Sinh viên nên chuẩn bị cho kỳ thi vào BIG4 ngay từ lúc học năm 2

Bạn nên trau dồi tiếng Anh khi đang học năm 2, bởi kiến thức chuyên môn vẫn còn khá đơn giản và dễ dàng. Ngoài việc luyện bài vở, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa, vừa nâng cao trình độ vừa “làm đẹp” cho CV khi ứng tuyển. 

Đến năm 3, hãy dành phần lớn thời gian của bạn để nắm vững các kiến thức chuyên ngành. Bạn nên chuẩn bị thật tốt cho hồ sơ của mình và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng “chọi” với hàng trăm nhân tài khác trong kỳ tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/



from ACCA Online https://ift.tt/2WOnnR9
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets