#1 Chứng Chỉ CFA Là Gì? Tại Sao Nên Sở Hữu Chứng Chỉ CFA? 

Bạn đang làm việc trong giới tài chính hay đang “manh nha” bước chân vào ngành này đều không thể bỏ qua chứng chỉ CFA. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chứng chỉ CFA càng trở nên đặc biệt quan trọng và cần thiết. 

Tại các quốc gia trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, CFA giống như một ông vua trong giới tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư.

Bên cạnh đó, khi sở hữu một CV có dấu mộc CFA Charterholder, bạn có thể dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, việc sở hữu công việc mơ ước cũng nằm trong tầm tay. Vậy thì CFA là gì? Tại sao nên sở hữu chứng chỉ CFA? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.

1. CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) – là chương trình học được thiết kế dành cho những nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp – được thành lập bởi Hiệp hội quốc tế từ năm 1962. Chương trình CFA đã góp phần đóng góp những chuẩn mực về cả đạo đức lẫn kiến thức chuyên môn vào tiêu chuẩn chung của toàn cầu.

1.1. Các môn học CFA là gì?

Các chương trình học CFA chia thành 3 cấp độ. Ở cấp độ 1, học viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền cơ bản trong lĩnh vực quản lý tài chính. Sang cấp độ 2, những kiến thức phân tích tài chính sẽ ở mức độ sâu và khó hơn. Cuối cùng ở cấp độ 3, học viên sẽ áp dụng những kiến thức mình học được vào quản lý và lên kế hoạch đầu tư. 

Các môn học CFA bao gồm:

Môn học Nội dung môn học
Ethical and Professional Standards

(Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp)

Tìm hiểu về việc phát huy phẩm chất, năng lực của nhà đầu tư trong thực tiễn hàng ngày.
Quantitative methods

(Phương pháp tính định lượng)

Cung cấp các công cụ tính toán cơ bản liên quan tới giá trị đồng tiền, tỷ suất sinh lời, lãi suất,… và các công cụ liên quan tới lĩnh vực xác suất, thống kê, kiểm định.
Economics (Kinh tế học) Cung cấp các kiến thức về nền kinh tế vi mô, vĩ mô để giúp học viên có thêm góc phân tích về rủi ro hệ thống.
Financial Reporting and Analysis (Báo cáo và phân tích tài chính) Trang bị các khái niệm, kỹ năng cơ bản về phân tích báo cáo tài chính.
Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp) Trang bị kiến thức nền về khái niệm quản trị doanh nghiệp, hoạt động doanh nghiệp, các dự án ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp. Từ đó học viên có được nhận định cơ bản về rủi ro phi hệ thống.
Equity Investment (Đầu tư vốn cổ phần) Cung cấp các công cụ định giá chứng khoán vốn: Định giá theo phương pháp P/E hoặc tài sản ròng, chiết khấu dòng tiền.
Fixed Income (Thu nhập cố định) Nghiên cứu điểm chuẩn danh mục đầu tư và  các loại bảo mật thu nhập cố định.
Derivatives (Công cụ phái sinh) Tìm hiểu về thị trường quyền chọn, thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai,…
Alternative Investments (Đầu tư thay thế) Hàng hoá, vốn cổ phần tư nhân, hàng hóa, bất động sản,…
Portfolio Management and Wealth Planning (Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư) Trang bị kiến thức cơ bản về công thức tính trong môn Portfolio management, cách quản lý danh mục tài sản, mối quan hệ các tài sản và những rủi ro tổng quát trên thị trường (gồm hai phần là rủi ro hệ thống hoặc rủi ro phi hệ thống).

2. Quá trình để trở thành hội viên CFA

2.1. Điều kiện cần chinh phục được CFA là gì? 

Để hoàn thành 10 môn học trong chương trình học CFA, một học viên cần khoảng 6 tháng, tương đương với 300 giờ học. 

Để được dự thi lấy chứng chỉ CFA, các ứng viên phải đáp ứng một trong các yêu cầu cụ thể sau:

  • Cấp độ 1: Ứng viên phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: 
    • Có bằng cử nhân
    • Có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
    • Là sinh viên năm tư bậc giáo dục Đại học
    • Những sinh viên đang hoàn thành chương trình giáo dục đại học, đồng thời có công việc fulltime.
  • Cấp độ 2: Ứng viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    • Hoàn thành chương trình Đại học trước khi đăng ký thi
    • Có hộ chiếu quốc tế
    • Hoàn thành bài kiểm tra bằng tiếng Anh
    • Đáp ứng những tiêu chí tuyển sinh của CFA, sống tại quốc gia có tham gia tổ chức thi tuyển. 

chứng chỉ cfa là gì

Để trở thành hội viên CFA, học viên cần hoàn thành nhiều yêu cầu cụ thể

Sau khi hoàn thành các môn học và vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ, học viên sẽ chính thức trở thành thành viên của Viện CFA và phải đóng lệ phí duy trì hàng năm. Bên cạnh đó, thành viên chính thức cũng phải ký cam kết tuân theo Quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA. Nếu không chấp hành, chứng chỉ CFA sẽ bị hủy vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, để có thể tiếp thu kiến thức CFA một cách hiệu quả, bạn cần phải có vốn Tiếng Anh cơ bản về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Nếu không việc tiếp thu kiến thức và giải bài tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

2.2. Đăng ký chương trình CFA và xác định ngày thi

Để đăng ký thi CFA, ứng viên phải có hộ chiếu quốc tế, thẻ thanh toán quốc tế để thanh toán lệ phí thi. Đặc biệt, thí sinh không bắt buộc phải dùng thẻ đứng tên mình mà có thể thanh toán bằng thẻ của người khác. 

Các bước đăng ký thi CFA:

  • Tạo một tài khoản trên trang chủ của CFA Institute và điền những thông tin cá nhân theo yêu cầu.
  • Đóng phí tham dự kỳ thi và lựa chọn thời gian và nơi thi. Lệ phí thi bao gồm phí đăng ký ban đầu ($450) và sách. Số tiền này thí sinh chỉ phải đóng một lần duy nhất. 

Sau khi hoàn thành các bước trên, CFA Institute sẽ gửi thư xác nhận vào email bạn đã đăng ký, đồng thời thông báo cho bạn địa điểm thi và những thông tin liên quan. 

2.3. Tham dự kỳ thi cho cả 3 level

CFA được đánh giá là chứng chỉ khó đạt được nhất. Số học viên vượt qua được 3 level thường dưới 50%. Cứ 5 học viên thì sẽ có 1 người hoàn thành chương trình và trở thành hội viên CFA.

Nội dung Level 1 (%) Level 2 (%) Level 3 (%)
Ethical and Professional Standards 15 10-15 10-15
Quantitative methods 10 5-10 0
Economics 10 5-10 5-10
Financial Reporting and Analysis 15 10-15 0
Corporate Finance 10 5-10 0
Equity Investment 11 10-15 10-15
Fixed Income 11 10-15 15-20
Derivatives 6 5-10 5-10
Alternative Investments 6 5-10 5-10
Portfolio Management and Wealth Planning 6 5-10 35-40
Tổng 100 100 100

Bảng 2: Tỷ trọng các nội dung thi trong từng cấp độ

2.4. Trở thành hội viên CFA

chứng chỉ cfa là gì

Trở thành hội viên CFA sẽ đem lại nhiều rộng mở trong việc tạo dựng các mối quan hệ với với trong ngành.

Sau khi hoàn thành 3 kỳ thi và tích lũy thêm 4 năm kinh nghiệm liên quan, bạn đã có thể tự tin đăng ký trở thành hội viên CFA. Ngoài ra, CFA cũng có hình thức hội viên Affiliate đối với các chuyên viên Tài chính chưa tích đủ 4 năm kinh nghiệm nhưng muốn gia nhập cộng đồng CFA và mở rộng mối quan hệ với những người trong ngành.

3. Mục đích học CFA là gì? CFA phù hợp với ai?

Bạn cần phải học CFA nếu muốn xây dựng sự nghiệp dựa trên những công việc như quản lý tài sản, quản lý đầu tư, phân tích thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…) hoặc tư vấn xếp hạng tại các tổ chức tài chính. Chứng chỉ CFA giúp bạn nhận được sự tín nhiệm cao từ những người trong ngành và cả ngoài ngành tài chính.

Học CFA giúp bạn rèn luyện tư duy nhạy bén, khả năng phản xạ cực nhanh, khả năng giải quyết vấn đề, tư duy suy luận toàn diện, rèn luyện về suy nghĩ logic.

Hiện nay, các công ty tài chính, chứng khoán, quỹ đầu tư đều ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có chứng chỉ CFA. 

Từ đó có thể thấy, việc học CFA chẳng những cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu về tài chính mà còn giúp bạn có những góc nhìn đa chiều, nền tảng suy luận sắc bén để phục vụ cho những lĩnh vực khác nữa. 

4. Tại sao nên học CFA

4.1. Thăng tiến trong công việc

Bằng những kiến thức quý giá về phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình học CFA, bạn sẽ dễ dàng có được công việc trong mơ trong lĩnh vực tài chính. 

4.2. Được công nhận trên toàn thế giới

Hiện nay, CFA Institute có mạng lưới toàn cầu với hơn 150.000 chuyên gia tại hơn 165 quốc gia trên thế giới. Do vậy, CFA là một trong những bằng cấp chuyên nghiệp được công nhận trên toàn thế giới. 

Chính vì vậy, nếu bạn đang sống ở Châu Âu và muốn chuyển sang Châu Á làm việc, các nhà tuyển dụng dễ dàng tra cứu được CFA của bạn được cấp tại châu Âu và thừa nhận bạn như một thành viên của CFA Institute. 

4.3. Thu nhập “khủng” mà ai cũng mơ ước

chứng chỉ cfa là gì

Sở hữu chứng chỉ CFA đồng nghĩa với việc có được thu nhập khủng vào một ngày không xa.

Mức độ thăng tiến trong công việc sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập. CFA giúp bạn dễ dàng có được công việc yêu thích cùng mức lương trong mơ. Theo thống kê, những người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam sẽ có mức lương trung bình khoảng gần 500 triệu đồng/năm.

Bên cạnh việc làm “thuê” cho người khác, bạn cũng có thể tự tạo những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động. 

Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn, chúc các bạn thành công!

Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/



from ACCA Online https://ift.tt/3o67aCn
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Free Photo Editor

Photo Editor – Select the Right One For The Photo-editing Needs

The Significance of Research Paper Worksheets